Bài 8 - Tồn tại xã hội và ý thức xã hội


 

Bài 8
TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
( 3 tiết )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được nội dung các khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Nhận biết được mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
2.Về ki� năng:
- Vẽ được sơ đồ phương thức sản xuất.
- Chỉ ra được một số quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu trong cuộc sống hiện nay.
3.Về thái độ:
- Coi trọng vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tác động tích cực trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
II. TRỌNG TÂM :
- Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
III. PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, kể chuyện, đàm thoại, trực quan.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Đời sống xã hội bao gồm hai lĩnh vực: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Triết học hiểu đời sống vật chất là tồn tại xã hội, đời sống tinh thần là ý thức xã hội. Đây là sự cụ thể hoá vấn đề cơ bản của triết học vào đời sống xã hội. Vậy, các yếu tố của tồn tại xã hội và ý thức xã hội là gì ? Mối quan hệ giữa hai lĩnh vực đó như thế nào, tuân theo những quy luật khách quan gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 8.
Phần làm việc của Thầy
Phần làm việc của Trò
Nội dung chính của bài học

Hoạt động 1:
GV sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS tìm hiểu :
Nội dung khái niệm tồn tại xã hội, vai trò của từng yếu tố của tồn tại xã hội, đặc biệt là vai trò quyết định của phương thức sản xuất.
GV đặt vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi:
( Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển cần phải làm gì ?

( Muốn lao động sản xuất, xã hội cần có những yếu tố nào?

GV: Tổng hợp ý kiến HS và giảng:
Như vậy, môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất là ba yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại xã hội. Trong những yếu tố ấy, phương thức sản xuất là nhân tố quyết định, bởi vì trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy.
a. Môi trường tự nhiên:
GV đặt các câu hỏi:
(Nêu các yếu tố của môi trường tự nhiên ?






( Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống xã hội?



(Trên thế giới có những nước khan hiếm tài nguyên, khoáng sản ( Nhật..), nhưng lại có nền kinh tế rất phát triển, theo em tại sao?





(Tại sao cần phải khai thác giới tự nhiên một cách hợp lý? Nêu các hành vi khai thác giới tự nhiên một cách tích cực?
(Những hậu quả do các hành vi phá hoại môi trường tự nhiên ? Nêu các dẫn chứng.









GV giáo dục tư tưởng:
Phê phán quan điểm coi hoàn cảnh địa lý lá cái quyết định sự phát triển của xã hội, né tránh nguyên nhân chính trị-xã hội. Giáo dục HS ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, góp phần tạo sự phát triển đa dạng, phong phú của tự nhiên.
b. Dân số:
GV đặt các câu hỏi:
(Vai trò của dân số đối với tồn tại xã hội ?


(Tại sao cùng điều kiện tự nhiên như nhau, nhưng sự phát triển của các xã hội sẽ không giống nhau? (Có phải nước có dân số đông, xã hội sẽ phát triển cao?...)


(Hậu quả của việc tăng nhanh dân số?
GV giáo dục tư tưởng:
Phê phán thuyết Nhân mãn (nhân khẩu thừa) của Man tuýt. Giáo dục HS về chính sách dân số của Nhà nước.
c. Phương thức sản xuất:
GV: Chúng ta đã phân tích ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, dân số đến sự tồn tại, phát trtiển của xã hội. Nhưng ảnh hưởng của những nhân tố đó như thế nào lại phụ thuộc váo các chế độ xã hội, mà chế độ xã hội lại do phương thức sản xuất quyết định.
GV nêu các câu hỏi:
(Phương thức sản xuất là gì?









(Lực lượng sản xuất là gì ?





(Tư liệu lao động ? Nêu ví dụ.






(Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất, vì sao ?



(Đối tượng lao động ?








(Tại sao, trong các yếu tố hợp thành lực lượng sản xuất thì người lao động giữ vị trí quan trọng hàng đầu, quyết định trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất?







Tóm tắt : Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với giớitự nhiên : người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Lực lượng sản xuất của mỗi thời đại là thức đo trình độ làm chủ tự nhiên, chinh phục tự nhiên của con người.
(Quan hệ sản xuất là gì ?
( Giải thích các yếu tố của quan hệ sản xuất? )












(Mối quan hệ giữa các yếu tố của quan hệ sản xuất ?









Giáo viên giảng :
-Sự tác động qua lại giữa 2 mặt trong mỗi phương thức sản xuất được biểu hiện thành quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản nhất của sự vận động trong đời sống xã hội.
-Nội dung quy luật :
+Lực lượng sản xuất ví như 1 đứa bé lớn dần, quan hệ sản xuất ví như 1 chiếc áo luôn thay đổi cho vừa vặn với sức vóc của đứa bé.
+Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất đã kéo theo sự thay đổi của quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó làm cho lịch sử nhân loại phát triển đi lên từ chế độ này sang chế độ khác.
(Nhưng tại sao lực lượng sản xuất luôn năng động, phát triển không ngừng ?

(Tại sao quan hệ sản xuất lại chậm biến đổi, tương đối ổn định? (biểu hiện rất dễ thấy trong những xã hội có giai cấp đối kháng).

- Minh họa bằng ví dụ sau :
Trong chế độ CXNT do lực lượng sản xuất còn thấp, công cụ sản xuất quá thô sơ (gậy gộc, hòn đá, cung tên) nên người nguyên thủy buộc phải thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (rừng cây, con suối), phải sống tập đoàn mới có thể kiếm được thức ăn, chống thú dữ, tất cả của cải làm ra được chia đều, dùng hết không còn dư thừa, nên không thể có sự chiếm hữu làm của riêng, không có tình trạng người bóc lột người.
Nhưng khi công cụ bằng kim loại xuất hiện, lực lượng sản xuất có bước phát triển mới. Sản phẩm làm ra đủ mức sống tối thiểu và có dư ra đôi chút, đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện chế độ tư hữu, mà hình thức đầu tiên là chế độ chiếm hữu nô lệ, tù binh và các thành viên nghèo đói trong xã hội biến thành nô lệ. Người nắm tư liệu sản xuất, trở thành chủ nô.
Thời kỳ đầu, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ rất thích hợp, nó phá vỡ sự trói buộc con người trong các thị tộc, bộ lạc, tạo điều kiện cho sự phân công lao động (chăn nuôi, trồng trọt và sau này là thủ công nghiệp). Chính sự hợp tác giản đơn này của lao động nô lệ đã cho phép tạo ra những công trình đồ sộ (Kênh đào, nhà hát, sân vận động..) lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay thúc đẩy sự phát triển rực rỡ của thi ca, điêu khắc, khoa học, triết học thời cổ đại.
Hoạt động 2:
GV sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS tìm hiểu :
Khái niệm ý thức xã hội, hai cấp độ của ý thức xã hội, nguồn gốc và bản chất của ý thức xã hội .
GV đặt các câu hỏi:
(Khái niệm ý thức xã hội là gì?





(Tâm lý xã hội là gì, nó được hình thành từ đâu? Cho ví dụ cụ thể ?





(Hệ tư tưởng xã hội là gì, tại sao nói tư tưởng xã hội mang tính giai cấp? Cho ví dụ cụ thể ?









(Vai trò của hệ tư tưởng đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội?
GV giảng:
So với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách sâu sắc hơn, nó có khả năng vạch ra bản chất các mối quan hệ xã hội, quy luật vận động của xã hội. Trong xã hội, thông thường, hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng là hệ tư tưởng khoa học, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, hệ tư tưởng không khoa học gắn liền với giai cấp lỗi thời, phản động có tác dụng kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Hoạt động 3:
GV sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS tìm hiểu :
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: các hiện tượng tâm lý, tư tưởng đều do điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định.
GV nêu câu hỏi:
(Em tán thành ý kiến nào sau đây:
+ Sự tồn tại và phát triển của xã hội là do ý chí của con người, do các học thuyết về chính trị, đạo đức, tôn giáo quyết định.
+ Kinh tế là lực lượng duy nhất quyết định sự phát triển của xã hội, các học thuyết về chính trị,đạo đức, triết học, nghệ thuật.không có vai trò gì đáng kể.
GV nhận xét, kết luận:
Theo Triết học Mác- Lênin, sản xuất vật chất là nền tảng để phát triển xã hội, các học thuyết về chính trị, đạo đức. ngược lại, các hình thái ý thức xã hội này đều có tác động trở lại đối với tồn tại và phát triển của xã hội.
a. Tồn tại xã hội quyết